logo_nhan_luc_vn
Hotline: 0977.587.587
131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương
congty.nhanlucvietnam@gmail.com
Tự hào là một đơn vị cung cấp nhân sự chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường, với đội ngũ nhân viên thâm niên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ bất cử yêu cầu nào của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiến độ kịp thời nhất, hiệu quả tốt nhất cho đối tác.

Học người Nhật cách giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Cúi chào

Biểu hiện đầu tiên trong cách người Nhật xây dựng mối quan hệ là thực hiện nghi thức chào hỏi. Các lời chào của họ bao giờ cũng phải cúi mình, và kiểu cúi chào như thế nào còn phụ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn ở Nhật là “người dưới” luôn phải cúi chào “người trên”. Người trên sẽ là người lớn tuổi, nam là người trên của nữ, thầy là người trên, khách là người trên,… Hiện người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào sau:

cach_giao_tiep_happyjob

  • Kiểu Saikeirei: Đây là hình thức cúi chào cao nhất, thể hiện sự kính trọng sâu sắc. Kiểu này sẽ cúi xuống từ từ và rất thấp, thường được sử dụng trước bàn thờ Thần đạo, chùa Phật giáo, Quốc kỳ, Thiên Hoàng.
  • Kiểu cúi chào bình thường: Người chào sẽ cúi thân mình xuống 20-30 độ và giữ nguyên tư thế 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau từ 10-20cm và cúi thấp đầu cách sàn nhà 10-15cm.
  • Kiểu khẽ cúi chào: Thân và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Giao tiếp bằng mắt

Trong kỹ năng giao tiếp chúng ta thường được khuyên nhìn thẳng với đối phương khi trò chuyện. Thế nhưng trong cách giao tiếp của người Nhật đây là hành động thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. Khi giao tiếp, người Nhật thường nhìn vào một vật trung gian như: caravat, cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… hoặc cúi đầu xuống hay nhìn sang bên cạnh.

Vẫy tay

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, tay phải thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Nếu vẫy tay mà ngón tay cong xuống sẽ bị coi là tục tĩu và vô duyên. Đặc biệt, nếu chỉ tay vào người khác sẽ là một hành động cực kỳ thô lỗ và bị lên án.

Gật đầu

Trong quá trình giao tiếp, người Nhật thường có những nụ cười hoặc những cái gật đầu khi nghe người khác nói. Hành động này có nghĩa là họ đang khuyến khích người đối diện tiếp tục câu chuyện. Tuy nhiên, hành động của người Nhật là bị người phương Tây hiểu rằng họ đồng ý, và đã gây ra tình huống hiểu lầm “buồn cười”.

Sự im lặng trong giao tiếp

Trong nhiều tài liệu đọc, chắc hẳn bạn đã tìm thấy thông tin rằng sự im lặng, không đối thoại là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng “chết” cuộc trò chuyện. Thế nhưng người Nhật lại có quan niệm hoàn toàn ngược lại.

Người Nhật dùng sự im lặng như một cách giao tiếp, họ cho rằng ít tốt hơn nói quá nhiều, hành động hơn là lời nói. Theo họ, im lặng cũng là cách để không làm mất lòng người khác.

Gián tiếp và nhập nhằng

Người Nhật không bao giờ nói “không” và những câu trả lời cũng rất mơ hồ. Bất cứ lời nói hay cử chỉ nào của người Nhật, kể cả hành động thúc giục hay từ chối đều mang sự lịch thiệp, nhã nhặn. Với ý thức và lòng tự trọng cao, nên người Nhật đặc biệt tránh những hành động khiến bản thân trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Xin lỗi và cảm ơn

Cách giao tiếp của người Nhật là thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Ở Nhật Bản, có rất nhiều từ và cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Tùy vào từng trường hợp mà họ chọn sử dụng từ, cụm từ cho phù hợp, bao gồm: xin lỗi lịch sự, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi vì khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu hoặc xin lỗi lược bớt,…

Trang phục khi giao tiếp

Trang phục là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cách xây dựng mối quan hệ, giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà họ chọn trang phục phù hợp. Nhìn chung, người Nhật đề cao sự kín đáo, ý nhị và tinh tế trong trang phục, đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.

  • Môi trường làm việc: Cách người Nhật xây dựng mối quan hệ thông qua những bộ quần áo mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn kín đáo.
  • Bữa tiệc xã giao: Nam giới chọn một bộ vest đen đi kèm với caravat có màu sắc tinh tế; còn nữ sẽ mặc váy, quần tây đi kèm với áo sơ mi và mang giày cao gót.

Văn hóa tặng quà

Ở Nhật Bản, tặng quà là cả một nghệ thuật. Những món quà sẽ thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà, chọn quà, số đếm hay cách trang trí đều được người Nhật chú ý khi tặng quà cho người khác. Bởi thế mà người châu Âu sang Nhật đều gặp khó khăn trong việc tặng quà cho người khác.

Cách giao tiếp của người Nhật sẽ “khắt khe” hơn nhiều so với người Việt chúng ta. Nhưng nếu thường xuyên giao tiếp với họ trong môi trường làm việc hay đặt chân đến xứ sở hoa anh đào này, bạn sẽ cảm nhận được những nét đẹp khi giao tiếp đó.

THƯƠNG HIỆU

logo_nhan_luc_vn

LIÊN HỆ

Mang trong mình sứ mệnh là người trao cơ hội việc làm cho người lao động. Chúng tôi luôn tâm niệm hoạt động vì người lao động và đặt tiêu chí “ vì quyền lợi của người lao động” để cố gắng để hoàn thiện mình và mang đến những điều tốt đẹp nhất tới cho người lao động

131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương

Hotline: 0977.587.587

Email: congty.nhanlucvietnam@gmail.com

email1

facebook1

messenger1

tiktok1

youtube1

zalo1

THÔNG TIN

© Coppyright 2020 | Website được thiết kế bởi www.nhanlucvietnam.vn