logo_nhan_luc_vn
Hotline: 0977.587.587
131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương
congty.nhanlucvietnam@gmail.com
Tự hào là một đơn vị cung cấp nhân sự chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường, với đội ngũ nhân viên thâm niên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ bất cử yêu cầu nào của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiến độ kịp thời nhất, hiệu quả tốt nhất cho đối tác.

Đi Xuất Khẩu Lao Động Hàn Quốc 2023 – Điều Kiện, Thủ Tục Và Chi Phí Mới Nhất!

I. Tình hình xuất khẩu lao động Hàn Quốc hiện nay

Thị trường Hàn Quốc được đánh giá tiềm năng bậc nhất hiện nay. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan thì Hàn Quốc có những ưu thế lớn để thu hút nguồn nhân lực đến với đất nước này. Giai đoạn những năm 1990 – 2012 là giai đoạn hoàng kim của xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Tuy nhiên từ năm 2012 trở đi, thị trường này hoàn toàn đóng cửa, cấm lao động Việt Nam sang đây làm việc.

Lý do thị trường Hàn Quốc đóng cửa chủ yếu đến từ lý do người lao động bỏ trốn ra ngoài. Thống kê cho thấy tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn lên tới ngưỡng 30%, cá biệt có thời điểm ngưỡng này vượt đến mức 47%. Vì thế chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách hạn chế và đóng cửa hoàn toàn với lao động Việt Nam, trao cơ hội cho những người tuân thủ đúng quy định và ưu tiên những người đã từng đi và đăng ký đi lại.

Một điều đáng mừng là những năm gần đây quy định đã được nới lỏng đi nhiều giúp người lao động có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc. Hàn Quốc đã đã đưa ra quyết định tái chấp nhận sử dụng lao động Việt Nam nhưng kèm thêm các yêu cầu khắt khe hơn về thủ tục. hồ sơ và các chứng chỉ tiếng Hàn

han quoc

1. Thông tin mới nhất từ bộ lao động về chương trình XKLĐ Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, sáng ngày 23/3/2018 tại Phủ chủ tịch đã diển ra hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Mun Che In. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham gia hội đàm. Ngay sau hội đàm, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mun Che In, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và ngài Dong Yeon Kim, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài ( gọi tắt là Chương trình EPS).

Theo quy định của Hàn quốc, các bản MOU về EPS mà Hàn quốc ký với các nước (Hàn quốc đã ký với 15 nước) đều có quy định thời hạn có hiệu lực và sẽ được ký lại sau khi hết hạn. Đây là lần thứ sáu Việt Nam và Hàn quốc ký MOU về EPS. Các bản MOU trước đã được ký vào các năm 2004, 2006, 2010, 2012, 2016. Bản MOU ký lần này có giá trị 2 năm.

Tuy nhiên việc trở thành lao động tại Hàn Quốc sẽ gặp rất nhiều trở ngại như phải thi đỗ chứng chỉ EPS – Topik. Tùy thuộc vào từng nghề mà yêu cầu điểm sẽ khác nhau ( ngành cao điểm nhất là ngành nông nghiệp với điểm tối đa là 200), đây là yêu cầu khó với phần đông người lao động phổ thông Việt Nam với trình độ không cao.

Dù có nhiều chính sách tốt hơn cho lao động Việt. Tuy nhiên theo đánh giá của AIB Việt Nam thì Hàn Quốc chưa thật sự mở rộng cửa chào đón dẫn tới lượng người xuất khẩu lao động thực tế hiện vẫn thấp chưa xứng đáng với tiềm năng của thị trường.

2. Các loại visa đi làm việc tại Hàn Quốc hiện nay

Nếu bạn muốn sang Hàn Quốc làm việc, có 2 dạng chính là đi tự túc theo diện Visa lao động và Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm :

  • Thông qua các công ty môi giới việc làm: Khó khăn mà người lao động gặp phải là phải tìm được một trung tâm uy tín, có 1 khoản tiền lớn đ ể có thể đi XKLD được. Hình thức này tiềm ẩn cực nhiều rủi ro, tính pháp lý cũng không được đảm bảo nhất là hiện có rất nhiều trung tâm lừa đảo.
  • Thông qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Là hình thức mà người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc muốn đi nhất. Vì là cơ quan trực thuộc của chính phủ nên sẽ đảm bảo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, để có thể tham gia chương trình XKLĐ của Bộ, bạn phải có chứng chỉ tiếng Hàn – EPS.

visa han quoc

Việc dùng visa nào hoàn toàn phụ thuộc vào ngành nghề, vị trí làm việc tại Hàn Quốc:

Tham Khảo Thêm:  Đi Xuất Khẩu Lao Động Malaysia 2023 - Chi Phí Rẻ, Dễ Đi!
Visa E-1 (Visa Giáo sư)Loại visa này được cấp cho lao động kĩ thuật, có bằng cấp chuyên môn, lao động có tay nghề cao. Thời hạn visa E1 là 5 năm.
Visa E-2 (Visa Giảng viên ngoại ngữ)Được cấp cho những công dân ở một số quốc gia đến Hàn Quốc làm giáo viên dạy tiếng Anh. Thời hạn visa giảng viên ngoại ngữ là 13 tháng.
Visa E-3 (Visa Nghiên cứu)Là loại visa dành cho những người có dự định đến Hàn Quốc làm các hoạt động nghiên cứu ở các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học.
Visa E-4 (Visa Hỗ trợ Kỹ thuật)Visa E4 tương tự như visa E3.
Visa E-5 (Visa Chuyên gia)Được cấp cho những người làm việc trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như: phi công, bác sĩ, nhân viên y tế…
Visa E-6 (Visa Nghệ thuật/Giải trí)Được cấp cho những người muốn làm việc tại Hàn Quốc trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí.
Visa E-7 (Visa Kỹ sư chuyên nghành)Được cấp cho lao động kĩ thuật, có bằng cấp chuyên môn, lao động có tay nghề cao, có bằng trung cấp kĩ thuật trở lên, có kinh nghiệm làm việc với chuyên ngành đã học 3 năm trở lên.
Visa E-9 (Visa Lao động phổ thông)Dành cho những lao động có trình độ phổ thông làm việc tại Hàn Quốc.
Visa E-10 (Visa Lao động trên tàu thuyền)Được cấp cho những người đi lao động trên tàu thuyền tại Hàn Quốc.
Visa H-1 (Visa Lao động ngày lễ)Được cấp cho công dân một số quốc gia được phép đến Hàn Quốc làm việc trong kì nghỉ lễ. Thời hạn đối với visa H1 là 1 năm.

3. Thực tế đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hiện nay là rất khó vì:

– Thứ 1: Bạn phải có chứng chỉ tiếng Hàn EPS – Topik. Kỳ thi này mỗi năm chỉ tổ chức 1 lần và tỉ lệ chọi rất cao có khi lên tới 1:10

– Thứ 2: Các công ty Hàn Quốc chỉ tiếp nhận các ứng viên có chứng chỉ tiếng Hàn. Ngay cả khi có chứng chỉ tiếng Hàn, nhiều bạn phải đợi 1 năm tới vài năm mới được lựa chọn.

– Thứ 3: Từ năm 2012 tới nay có khoảng 20,000 người tại Việt Nam đạt được chứng chỉ EPS – Topik và trong đó có khoảng 15,000 người lao động đã đi và về đúng hạn. Và các đối tượng lao động trong số 15,000 người này sẽ là những người được ưu tiên hàng đầu. Như vậy đã khó nay càng khó thêm.

– Thứ 4: Hiện tại ngày càng nhiều địa phương rơi vào danh sách cấm đi lao động Hàn Quốc. Dù bạn năm nay đỗ EPS, nhưng trong lúc chờ đợi, địa phương bạn lại thuộc diện bị cấm thì cơ hội đi Hàn vốn đã mong manh cũng không còn.

Nhìn chung cơ hội đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là rất khó, bạn có thể tìm sang các thị trường dễ tính hơn như Nhật Bản, Đài Loan. Nếu vẫn có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc thì sẽ cần phải cố gắng, theo dõi các chính sách có thay đổi gì không. ( AIB Việt Nam sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về các chính sách này)

II. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Trong các quốc gia được nhiều lao động chọn lựa thì Hàn Quốc có điều kiện tuyển chọn khá cao. Để có thể sang Hàn Quốc làm việc, người lao động cần phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe sau:

  • Về độ tuổi: Nam/ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 39
  • Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng
  • Ngoại hình: Nam trên 1m60 và nặng từ 50kg. Nữ cao từ 1m50 và cân nặng từ 45kg
  • Yêu cầu sức khỏe: vấn đề sức khỏe được phía tuyển dụng Hàn Quốc quan tâm đặc biệt. Các suất sẽ ưu tiên cho lao động có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm đã được liệt kê trong quy định cấm xuất nhập khẩu lao động.

Ngoài ra còn các điều kiện khác như:

  • Không có bất kỳ người thân nào có tên trong hộ khẩu sống, định cư bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
  • Là người không có tiền án tiền sự.
  • Không nằm trong số những vùng miền bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam.
  • Người tham gia xuất khẩu lao động cần đáp ứng yêu cầu đầu ra của kỳ thi tiếng Hàn được tổ chức dưới sự phối hợp của Bộ Lao Động thương binh và XH Việt Nam và Bộ Lao Động Hàn Quốc.

Nhìn chung, để đáp ứng các điều kiện cơ bản trên không phải là điều dễ dàng, biệt đối với kỳ thi tiếng Hàn, đây được đánh giá là một trong những yêu cầu khó nhất đối với lao động Việt Nam.

III. Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Theo quy định từ phía Hàn Quốc thì tổng chi phí đi lao động Hàn Quốc chỉ khoảng 1200 USD (tương đương ~28 triệu VNĐ).

Trong số chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc này sẽ bao gồm:

  • Lệ phí dự thi tiếng Hàn: 24 USD
  • Tổng chi phí hồ sơ, đơn hàng: 630 USD (bao gồm Chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, Visa và vé máy bay)
  • Bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm thân thể: người lao động khi xuất cảnh qua Hàn Quốc cần mang theo ít nhất 500 USD tiền mặt.
  • Tiền ký quỹ: 100 triệu đồng (từ ngày 15/5/2020 bắt buộc phải ký quỹ khi đi theo diện EPS)

Trong số đó có bao gồm 50 USD chi ra cho phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD cho chi phí bồi thường nếu trường hợp người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn được đề ra trước đó. Số tiền này sẽ được sử dụng mua vé máy bay cho người lao động về nước khi hết hạn hợp đồng.

chi phi di han quoc

Chú ý: Hiện nay chỉ duy nhất trung tâm quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB & XH được phép làm chương trình này. Nghĩa là không có công ty, doanh nghiệp, cá nhân nào được phép đưa người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo diện EPS. Vì thế người lao động cần tỉnh táo, tránh bị các công ty lợi dụng lừa đảo.

IV. Mức lương xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc

Khi so sánh với mức lương xuất khẩu lao động nhận được tại các nước khác, Hàn Quốc vẫn nằm top trên danh sách với mức lương được đưa ra khá cao. Với mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.300.000 đến 1.600.000 won/tháng. Tương đương với 25-30 triệu/tháng, mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau. Sau khi đã trừ hết các chi phí ăn ở, sinh hoạt hằng ngày thì trung bình người xuất khẩu lao động tại Hàn sẽ tiết kiệm được khoảng 15 đến 20 triệu/tháng.

Tham Khảo Thêm:  Xuất Khẩu Lao Động Ba Lan 2023 - Bạn Đọc Nên Xem Ngay!

muc luong xuat khau lao dong han quoc

Với mức thu nhập đáng mơ ước ( hơn hẳn khi làm việc tại Việt Nam), sau thời gian lao động tại Hàn Quốc bạn có thể tích lũy số tiền lớn làm vốn để khi về Việt Nam bạn có cuộc sống tốt hơn ( hoặc có thể quay lại Hàn Quốc làm việc tiếp). Ngoài ra bạn còn học hỏi thêm được nhiều nghiệm sống, kinh nghiệm công việc có thể áp dụng khi về Việt Nam để tìm được công việc tốt hơn.

V. Quy trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Dưới đây là các bước chung khi đi hàn quốc theo chương trình EPS của Bộ LĐTB-XH mà bạn nên chú ý:

1. Học và tham gia kỳ thi tiếng HànĐiểm đặc biệt của chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc là người lao động sẽ phải thi đỗ tiếng trước khi thi tuyển. Vì vậy nên trước khi có ý định đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình của Bộ Lao Động thì người lao động phải đăng ký học trước 1 khóa tiếng Hàn cơ bản.
2. Nộp hồ sơ đăng ký đi xuất khẩu Hàn QuốcNếu đã thi đỗ chứng chỉ tiếng Hàn rồi thì bạn sẽ chuyển đến bước nộp hồ sơ đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Sở lao động – Thương Binh và Xã Hội tại địa phương nơi bạn sinh sống là địa điểm bạn mua hồ sơ, điền thông tin sau đó nộp lại hồ sơ luôn.Hồ sơ này sẽ được trung tâm lao động ngoài nước (COLAB) hay cục quản lý lao động ngoài nước kiểm tra và gửi thẳng sang cho phía đối tác ở Hàn Quốc để họ giới thiệu cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng lựa chọn.
3. Ký hợp đồng, tham gia khóa học trước khiNếu may mắn, bạn sẽ được lựa chọn sớm. Việc tiếp theo phải làm là đến sở lao động để đăng kí tham gia khóa học bồi dưỡng kiến thức. Sau đó sẽ trực tiếp kí hợp đồng với Bộ lao động, làm thủ tục và nộp khoảng 630$ cho các chi phí liên quan. Trường hợp người lao động gặp vấn đề và không thể tham gia tiếp thì sẽ nhận lại được 1 phần chi phí.
4. Làm visa và chờ xuất cảnhNgười lao động chờ nhận Visa và xuất cảnh sang Hàn Quốc lao động đi làm, lúc này sẽ phải mang theo khoảng 450$ tiền bảo hiểm (số tiền này sau khi hết hợp đồng sẽ nhận lại).
5. Kết thúc hợp đồng trở về nước và nhận lại tiền cọcSau khi trải qua khoảng thời gian dài lao động đi làm tại Hàn Quốc, người lao động hoàn thành hợp đồng, trở về Việt Nam và nhận lại tiền cọc.

Trong quá trình tham gia chương trình XKLD tại Hàn Quốc theo Bộ lao động đưa ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào thì có thể trực tiếp đến Sở hoặc Bộ tại địa phương hoặc tại Hà Nội để được giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ tư vấn thêm.

VI. Các ngành nghề đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phổ biến hiện nay

Ngành nghềCông việc cụ thể
Sản xuất chế tạoCó đến 85% lao động Việt Nam đăng kí đi làm việc tại Hàn Quốc chọn nhóm ngành nghề Sản xuất chế tạo. Công việc của ngành này bao gồm:

 

  • Cơ khí (hàn, tiệm, phay, dập kim loại…)
  • Dệt, may
  • Chế biến thực phẩm
  • Luyện kim, kim loại
  • Điện và điện tử….
Nông nghiệpCũng giống như Nhật Bản, xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc chia làm 2 nghề chính là:

 

  • Trồng trọt rau quả, hoa màu trong nhà kính.
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản
Xây dựngNgoài sản xuất chế tạo thì xây dựng cũng là một trong các ngành nghề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc được nhiều nam giới lựa chọn nhất. Các công việc chính là:

 

  • Lắp đặt cốp pha, giàn giáo
  • Quét sơn, lắp đặt điều hòa
  • Vận hành máy xây dựng
  • Xây trát.
Ngư nghiệpNgư nghiệp có lẽ là lĩnh vực khá phù hợp với người Việt khi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Có 2 nghề chính trong ngành này là:

 

  • Đi biển, đánh bắt thủy hải sản
  • Nuôi trồng thủy hải sản

VII. Khó khăn đối với người lao động khi đi XKLĐ Hàn Quốc

1. Những khó khăn chính

Bất cứ đất nước nào cũng sẽ có những khó khăn nhất định mà người xuất khẩu lao động sẽ gặp phải. Trong đó bao gồm cả Hàn Quốc. Một số những khó khăn, nhược điểm khi xuất khẩu lao động sang Hàn mà người lao động có thể gặp phải.

  • Khó khăn trong giao tiếp: tiếng Hàn hơi khó học và phát âm
  • Điều kiện sinh hoạt: các tỉnh nghèo ở Hàn Quốc có điều kiện ăn ở khá kém và mức lương không được cao
  • Tỷ lệ chọi cao giữa các đơn hàng người lao động Việt Nam sang Hàn
  • Khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo bộ lao động sẽ phải ký quỹ 100 triệu VNĐ (theo quyết định 12/2020/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/5/2020)
  • Số tiền vay vốn ngân hàng cũng bị giới hạn bằng với số tiền ký quỹ (tối đa 100 triệu đồng)

2. Nằm trong danh sách các quận huyện bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc

Hiện tại, theo số liệu được cập nhật mới nhất năm 2021 do chính phủ Hàn Quốc thông báo thì có đến hơn 30 quận huyện thuộc nhiều tỉnh không được phép đăng kí cũng như bị cấm xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Danh sách cấm đó gồm những tỉnh thành phố sau:

  1. Nghệ An: Huyện Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò, Huyện Nam Đàn, Thành phố Vinh, Huyện Thanh Chương, Huyện Đô Lương, Huyện Hưng Nguyên, Huyện Yên Thành và Diễn Châu
  2. Thanh Hóa: Huyện Đông Sơn, Hoàng Hóa
  3. Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên và Huyện Lộc Hà
  4. Hải Dương: Huyện Tiền Hải, Vũ Thư, Kiến Xương và Đông Hưng
  5. Quảng Bình: Huyện Bố Trạch và Thị xã Ba Đồn
  6. Bắc Ninh: Huyện Lương Tài và Huyện Gia Bình
  7. Bắc Giang: Huyện Lục Nam, Yên Dũng và Lạng Giang
  8. Hưng Yên: Huyện Ân Thi, Kim Động và Khoái Châu
Tham Khảo Thêm:  Xuất Khẩu Lao Động Rumani 2023 - Bạn PHẢI BIẾT!

danh sach cac tinh bi cam di han quoc

Lý do các địa phương này bị cấm đi XKLĐ Hàn Quốc là do các lao động tại các đại phương này trước đây sang Hàn Quốc bỏ trốn ra ngoài làm bất hợp pháp quá nhiều. Chính phủ Hàn Quốc cấm các địa phương này để làm tấm gương cảnh cáo cho các địa phương khác.

VIII. So sánh xuất khẩu lao động Hàn Quốc và Đài Loan

Hiện tại thì Đài Loan là một nước xuất khẩu lao động có tiếng tại châu Á. Vậy so với Đài Loan, thì thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc có thực sự là nơi làm việc lý tưởng cho lao động Việt Nam hay không? Hãy cùng thử so sánh qua một vài tiêu chí giữa 2 thị trường này dưới đây nhé.

 Hàn QuốcĐài Loan
Chi phíTừ 1200 đến 1500 USD – chưa bao gồm ký quỹ 100 triệuTừ 75 đến 120 triệu, hoặc miễn phí xuất cảnh
Mức lươngLương cơ bản: 1.300.000 đến 1.600.000 won/tháng. Tương đương với 25-30 triệu/tháng

 

Thực lĩnh: Trung bình tháng tại Hàn được từ 17 đến 22 triệu (chưa tính làm thêm)

Cơ bản: từ 21-23 triệu đồng

 

Làm thêm: Lương tăng từ 133% – 170% tùy công ty

Ưu điểmChi phí thấp

 

Chế độ đãi ngộ khá

Mức lương cao

Dễ dàng tham gia

 

Thủ tục đơn giản không có nhiều điều kiện ràng buộc

Nhược điểmTỷ lệ chọi cao – bắt buộc đặt cọc tiền chống trốn

 

Hiện đang cấm lao động VN đến từ nhiều tỉnh thành

Lao động phải đối mặt với nhiều cám dỗ, nếu tâm lý không vừng vàng dễ bị kẻ xấu lợi dụng

 

Chi phí sinh hoạt ở Đài Loan khá đắt đỏ

Với điều kiện về mức lương cũng như chi phí thấp cho một người xuất khẩu lao động Hàn Quốc tạo điều kiện tốt nhất để người Việt có thể sang Hàn nhập cư và làm việc. Tuy nhiên cơ hội để sang được Hàn Quốc làm việc đối với người lao động là rất khó, chưa kể nếu như người lao động thuộc diện các khu vực bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc thì sẽ không còn hy vọng.

IX. So sánh giữa xuất khẩu lao động Hàn Quốc và Nhật Bản

Nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thị trường xkld, AIBVietNam xin đưa ra so sánh trực quan 2 thị trường hiện được người lao động việt nam quan tâm nhất hiện này là Hàn Quốc và Nhật Bản.

xuat khau lao dong han quoc va nhat ban

Đây là hai nước nằm trong TOP danh sách những nước xuất khẩu lao động tiềm năng nhất đối với người lao động Việt Nam. Hơn nữa, mức lương mà một người lao động nhận được tại 2 quốc gia này cũng cao hơn so với những nước khác.

 Nhật BảnHàn Quốc
Chi phíTừ 2.000 đến 6.000USDTừ 1200 đến 1600 USD – chưa bao gồm ký quỹ 100 triệu
Mức lươngLương cơ bản: 120.000 đến 160.000 yên/tháng (từ 24 đến 32 triệu/tháng)

 

Thực lĩnh: Trung bình từ 17 đến 23.5 triệu/tháng (chưa tính làm thêm)

Lương cơ bản: 1.300.000 đến 1.600.000 won/tháng. Tương đương với 25-30 triệu/tháng

 

Thực lĩnh: Trung bình tháng tại Hàn được từ 17 đến 22 triệu (chưa tính làm thêm)

Ưu điểmTỷ lệ chọi bình thường, cơ hội trúng tuyển cao
Nhiều ngành nghề
Lương cao, nhiều đãi ngộ tốt
Chi phí đi thấp
Chế độ đãi ngộ cao
Lương cao, nhiều đãi ngộ tốt
Nhược điểmChi phí đi cao hơn so với Hàn Quốc
Nhiều chương trình >>> người lao động không nắm bắt được
Tỷ lệ chọi cao, khó trúng tuyển, yêu cầu tiền chống trốn.
Đang cấm lao động đến từ nhiều tỉnh thành

Có thấy thấy ưu điểm của của việc xuất khẩu lao động Hàn Quốc là chi phí đi khá thấp, mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Thời gian được ở lại lao động cũng tương đối cao.

X. Tìm hiểu thông tin chi tiết các thị trường xuất khẩu lao động khác

Dưới đây là chuỗi bài viết về thị trường xuất khẩu lao động tất cả các quốc gia khác, qua đó sẽ giúp người lao động có thêm nhiều lựa chọn và định hướng cho bản thân mình một cách đúng đắn. Đây là chuỗi những bài viết đầy đủ được đúc kết từ kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn viên tại AIB Việt Nam trong nhiều năm làm việc.


XI. Những câu hỏi thường gặp về xkld Hàn Quốc

1. Chi phí xkld Hàn Quốc?

Tổng chi phí khi đi lao động Hàn Quốc khoảng 1200 USD (tương đương ~28 triệu VNĐ). Chí phí này chưa bao gồm tiền ký quỹ EPS 100 triệu đồng.

2. Mức lương khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?

Tùy thuộc vào công việc, thời gian tăng ca mà mức lương sẽ khoảng 35 triệu đến 46 triệu đồng/ tháng

3. Thời gian đi xkld Hàn Quốc là bao lâu?

Nếu đi theo chương trình EPS bạn sẽ được cấp visa E9 cho người lao động có thời hạn làm việc 4 năm 10 tháng. Nếu trong quá trình làm việc bạn không có sai phạm, trở về nước đúng hạn thì sẽ có cơ hội được quay lại Hàn Quốc làm việc.

4. Có bằng cấp 3 có đi xkld Hàn Quốc được không?

Yêu cầu đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là có tối thiểu bằng cấp 3. Nên nếu có bằng cấp 3, bạn hoàn toàn có thể đăng ký đi xkld Hàn Quốc được.

5. Có chính sách hỗ trợ vay vốn đi xkld Hàn Quốc không?

Với người lao động muốn sang Hàn Quốc làm việc mà không đủ chi phí có thể vay vốn hỗ trợ từ các ngân hàng.

THƯƠNG HIỆU

logo_nhan_luc_vn

LIÊN HỆ

Mang trong mình sứ mệnh là người trao cơ hội việc làm cho người lao động. Chúng tôi luôn tâm niệm hoạt động vì người lao động và đặt tiêu chí “ vì quyền lợi của người lao động” để cố gắng để hoàn thiện mình và mang đến những điều tốt đẹp nhất tới cho người lao động

131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương

Hotline: 0977.587.587

Email: congty.nhanlucvietnam@gmail.com

email1

facebook1

messenger1

tiktok1

youtube1

zalo1

THÔNG TIN

© Coppyright 2020 | Website được thiết kế bởi www.nhanlucvietnam.vn